Theo đề dẫn Hội nghị, hiện nay Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, với 73.594.427 người, chiếm 85,7% dân số; 53 dân tộc thiểu số còn lại với 12,25 triệu người, chiếm 14,3% dân số cả nước. Mục tiêu hội nghi nhằm phân tích, làm rõ thực trạng xây dựng, ban hành các chính sách Đánh giá việc ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành của các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, trong đó tập trung đánh giá về tính đồng bộ, kịp thời, sự phù hợp, thuận lợi cho tổ chức thực hiện trong thực tiễn; chỉ ra những điểm phù hợp và tính hiệu quả của các chính sách; sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các chính sách; Xác định những lỗ hổng (nếu có) về những nhu cầu an sinh xã hội (ASXH) của người dân tộc thiểu số (DTTS) chưa được giải miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Vùng này đã và đang là vùng nghèo, khó khăn nhất cả nước, nên rất cần sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của Đảng và Nhà nước.- Thứ hai: Đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH; sự phối kết hợp giữa các Bộ, ban, ngành liên quan, giữa cơ quan Trung ương và các địa phương; cơ chế phối hợp, lồng ghép các chính sách ASXH; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện ASXH; rà soát việc bố trí nguồn lực thực hiện ASXH, cơ chế phân bổ vốn thực hiện ASXH như hiện nay đã hợp lý để thực hiện đạt mục tiêu đề ra; tìm ra nguyên nhân của những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế, bất cập của hệ thống chính sách ASXH đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số ở nước ta. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tổ chức thực hiện. Qua đó Đề xuất, kiến nghị, đề ra giải pháp hoàn thiện chính sách ASXH đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo.

Các tham luận nhìn chung đều đánh giá việc đảm an sinh xã hội cho nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng trong hơn 25 năm qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Đảng và Nhà nước đã hoạch định và triển khai nhiều chính sách ASXH quan trọng, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống ASXH ngày càng đồng bộ, diện thụ hưởng chính sách ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên. Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn. Qua đó, uy tín lãnh đạo của Đảng va Nhà nước ngày càng được tăng cường và củng cố; khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc trên con đường xây dựng và phát triển đất nước ngày càng lớn mạnh. Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, sự sẻ chia của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đối với việc chăm lo và tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, qua tham luận tai hội nghị cũng thấy nổi rõ thực trạng hiện nay ở vùng dân tộc thiểu số hiện hữu nhiều chính sách đang cùng lúc triển khai thực hiện, với nhiều chính sách, chương trình, dự án khác nhau đã làm cho nguồn lực đầu tư của nhà nước bị phân tán, dàn trải, manh mún. Việc có nhiều cơ quan quản lý các chính sách và mỗi chính sách lại có nguồn vốn, cơ chế vận hành khác nhau đã tạo nên sự chồng chéo, trùng lặp trong quản lý điều hành, làm cho hiệu quả đầu tư của nhà nước chưa đạt được mục tiêu đề ra. Hơn nữa, một số chính sách hiện nay đã trở nên bất cập, không phù hợp gây khó khăn cho công tác triển khai thực hiện…. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2010 tỉ lệ nghèo của nhóm dân tộc thiểu số tăng lên 66,3% (TL Ngân hàng Thế giới, 2012). Như vậy, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực giảm nghèo, nhưng đến năm 2010 vẫn còn hơn một nửa đồng bào DTTS ở Việt Nam sống dưới ngưỡng nghèo, cao hơn gấp 3 lần so với tỉ lệ nghèo chung của cả nước và gấp 5 lần tỉ lệ nghèo của nhóm dân tộc đa số.

Qua thảo luận, các đại biểu hội nghị đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm xây dựng chính sách mới với mục tiêu, cơ chế đầu tư toàn diện, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và các vùng, miền, địa phương, đồng thời đề ra cơ chế phối hợp, lồng ghép các chính sách trên một địa bàn để việc thực hiện thuận lợi và hiệu quả cao hơn.

Hội thảo đã quy tụ nhiều chuyên gia chuyên ngành thuộc các Bộ, ngành Trung ương và các đại biểu Quốc Hội, HĐND các tỉnh thành có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Các đại biểu đã mang đến Hội thảo này những ý kiến tâm huyết, quý báu. Qua Hội thảo Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội sẽ tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của các đại biểu và kiến nghị đến các cấp, các ngành, nhằm thực hiện chính sách ASXH những năm tiếp theo ngày càng hiệu quả hơn, góp phần đưa miền núi, vùng dân tộc thiểu số vươn lên phát triển cùng với sự đi lên của đất nước.

Thanh Hương

Nhận xét

Bài liên quan